Tìm kiếm

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

SỰ VÔ LÝ CỦA ĐƯỜNG LƯỠI BÒ TRONG BIỂN ĐÔNG – INDONESIA LÊN TIẾNG

SỰ VÔ LÝ CỦA ĐƯỜNG LƯỠI BÒ TRONG BIỂN ĐÔNG –
INDONESIA LÊN TIẾNG


Việt Long


Ngày 8/7/2010, Phái đoàn thường trực của Indonessia tại Liện hợp quốc đã có công hàm phản đối công hàm ngày 7/5/2009 của Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc về cái gọi là bản đồ yêu sách hình chữ U (hay đường đứt khúc 9 đoạn) trong Biển Đông “đối với chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng”. Công hàm phản đối của Indonesia có một ý nghĩa lớn vì Indonesia không phải là một nước tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Ngược lại, quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới này là bên trung gian, đã có nhiều đóng góp cho việc giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Ngay sau sự cố sử dụng vũ lực năm 1988 của Trung Quốc, Indonesia đã có sáng kiến, đồng chủ trì với Canada trong việc tổ chức Hội thảo kiềm chế các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông 1991-2000 nhằm tạo một diễn đàn không chính thức cho các bên tìm kiếm một giải pháp công bằng và hợp lý cho ổn định trên Biển Đông. Sáng kiến thiết lập một văn bản quy định về cách ứng xử của các bên trong Biển Đông đã ra đời trong khuôn khổ Hội thảo này và đã được các quốc gia liên quan đưa đến hiện thực dưới dạng Tuyên bố ASEAN – Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002. Với tư cách thành viên sáng lập ASEAN và là Chủ tịch ASEAN trong năm 2011, Indonesia thể hiện trách nhiệm và bản lĩnh của một nước lớn vì hòa bình và ổn định trong khu vực. Sự kiện này càng có ý nghĩa khi nó diễn ra trước thềm Diễn đàn an ninh khu vực ARF ngày 23/7/2010 tại Hà Nội, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và sự ưu tiên quan tâm hơn đến khu vực châu Á trong chính sách của Mỹ.
Indonesia đã theo dòi tranh luận của các bên về đường chữ U và thể hiện quan điểm của mình là Trung Quốc đã “không có sự giải thích rõ ràng về cơ sở pháp lý, phương pháp vẽ cũng như quy chế của con đường đứt khúc đó”. Hơn nữa các nhà ngoại giao Indonessia còn đưa ra những bằng chứng về quan điểm chính thống của các đại diện Trung Quốc phát biểu tại các diễn đàn về Công ước luật biển năm 1982 về quy chế của các đảo đá không người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng. Tại khóa họp lần thứ 15 của Cơ quan quyền lực đáy đại dương tại Kingston, Jamaica tháng 6/2009, Đại sứ Chen Jinghua, Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã tuyên bố: “Yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ các đảo đá…là ảnh hưởng đến các nguyên tắc của Công ước Luật biển và đến quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế”. Trưởng đoàn Trung Quốc còn viện dẫn lời của Đại Sứ Avid Pardo (người đã đưa ra khái niệm vùng đáy biển di sản chung của loài người trong Công ước Luật biển) để lời tuyên bố của mình thêm sức mạnh : “…nếu quyền tài phán 200 hải lý được dựa trên quyền sở hữu các đảo không người ở, xa xôi hoặc rất nhỏ thì hiệu quả của việc quản lý quốc tế các vùng đại dương bên ngoài quyền tài phán quốc gia sẽ bị tổn hại nặng nề”. Tuyên bố của Phái đoàn Trung Quốc tại Hội nghị các nước thành viên Liên hợp quốc lần thứ 19 từ ngày 22-26/6/2009 tại New York cũng khẳng định “theo điều 121 của Công ước Luật biển, các đảo đá không thích hợp cho con người ở hoặc không có một đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng”. Những lời tuyên bố của các đại diện toàn quyền của Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế chỉ có thể được hiểu là chúng cũng được áp dụng phù hợp với tình hình Biển Đông và các đảo đá nhỏ không người ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng trong Biển Đông cũng không có quyền được có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việc cho phép sử dụng các đảo đá không người ở, ở xa lục địa và nằm giữa biển như điểm cơ sở để đòi hỏi các vùng biển là tổn hại các nguyên tắc cơ bản của Công ước luật biển cũng như xâm phạm đến các quyền lợi chính đáng của cộng đồng quốc tế. Phái đoàn thường trực của Indonesia tại Liên hợp quốc kết luận bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn trong Công hàm ngày 7/5/2009 của Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước luật biển 1982.
Rõ ràng chìa khóa để giải quyết sự bất ổn trong Biển Đông là đường lưỡi bò không có giá trị pháp lý đó không được tồn tại. Đây không chỉ là sự quan tâm của các nước có tranh chấp trong Biển Đông mà của cả các nước trong và ngoài khu vực. Các nước ASEAN đang ngày càng thể hiện rõ bản lĩnh và trách nhiệm của mình đối với Biển Đông, môi trường hòa bình và hợp tác vì sự phồn vinh của các quốc gia.

BIỂN ĐÔNG – KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC CÓ ĐƯỢC LẤP ĐẦY?

BIỂN ĐÔNG –
KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC CÓ ĐƯỢC LẤP ĐẦY?

Việt Long


Biển Đông với ít nhất hơn 1/2 tổng khối lượng hàng hóa giao thương đường biển quốc tế, nơi trung chuyển 70-80% năng lượng dầu khí nhập khẩu cho các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, điểm nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương luôn là tâm điểm quan tâm của các cường quốc. Việc cân bằng quyền lực là điều kiện tiên quyết để giữ cho Biển Đông trong hòa bình, ổn định. Năm 1973 khi Mỹ buộc phải rút khỏi Việt Nam, một khoảng trống quyền lực lớn đã xuất hiện. Trung Quốc đã khôn khéo tận dụng thời cơ để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Vụ đụng độ thứ hai năm 1988 đã lần đầu tiên mang lại cho Trung Quốc một chỗ đứng trên quần đảo Trường Sa. Điều này xảy ra khi nước Nga, do những suy thoái nội bộ, đang tìm cách rút ra khỏi Cam Ranh. Khoảng trống quyền lực do Mỹ, Nga bỏ lại đã tạo thế cho Trung Quốc một mình vươn ra kiểm soát Biển Đông. Sự kiện Vành Khăn 1995 thử thách sự chắc chắn của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippin. Với sự phát triển nóng của nền kinh tế đòi hỏi những nguồn tài nguyên dầu khi vô tận, sự hiện đại hóa hải quân, tham vọng của nước khổng lồ khu vực ngày càng lộ rõ. Trung Quốc đã chuyển dần từ chính sách “trỗi dậy hòa bình”, “quyền lực mềm” sang thể hiện quyền lực cứng rắn hơn trước. Ngày 7/5/2009 Phái đoàn thường trực Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên hợp quốc chính thức cho lưu hành bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn (đường lưỡi bò, đường chữ U) “đối với chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng”. Để củng cố yêu sách này, Bắc Kinh đã có hàng loạt các hoạt động gây lo lắng cho các nước trong khu vực. Từ thiết lập căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại Hải Nam, tuyên bố thành phố Tam Á bao gồm các quần đảo trong Biển Đông, xây dựng tàu sân bay, tập trận có bắn đạn thật, thông qua Luật sử dụng các đảo không người ở, Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020, tăng cường mở tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng đường không, đường thủy đến ban hành lệnh cấm đánh bắt cá từ ngày 16/5/-31/8 hàng năm, tăng cường lực lượng tàu ngư chính xuống Biển Đông, đẩy mạnh thăm dò dầu khí, quy hoạch 180 mỏ dầu khí ở Biển Đông, gây áp lực buộc các công ty nước ngoài phải rút khỏi các dự án dầu khí đang hoạt động hợp pháp trên thềm lục địa các nước ven biển khác. Hải quân Trung Quốc chọc thủng tuyến đảo phòng ngự thứ nhất ở Thái Bình Dương (Biển Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông), ngạo nghễ đòi phân chia quyền kiểm soát Thái Bình Dương với Hải quân Mỹ. Chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 78 tỷ US$ trong năm 2010 tức 7,8% so với năm trước. Các nhà quân sự hăng hái chuẩn bị các phương án đánh chiếm Trường Sa bằng vũ lực trong khi các nhà ngoại giao khẳng định tranh chấp chỉ được giải quyết trên cơ sở song phương, phản đối mọi sự quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nhằm dành thế thượng phong cho Trung Quốc trước một ASEAN yếu kém về quân sự, thụ động trong chính trị và kinh tế có phần bị ảnh hưởng bởi hàng hóa Trung Quốc. Sự tự tin không có đối thủ đã làm Trung Quốc lần đầu tiên,trong tháng 4/2010, tuyên bố không cho phép bất cứ nước nào can thiệp vào vùng Nam Hải, tức Biển Đông, bởi vì vùng biển này đã trở thành một phần trong cái gọi là quyền lợi cốt lõi về chủ quyền của Trung Quốc, nghĩa là không nhượng bộ trong việc đòi chủ quyền, tương tự như Đài Loan và Tây Tạng, Thái độ cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông đã thách thức các nước có tranh chấp chủ quyền trong khu vực cũng gây ra mâu thuẫn với Mỹ và các nước khác trên thế giới, có tàu bè thường xuyên vận chuyển hàng hóa qua lại trên biển Đông.
Các hoạt động quyết liệt của Bắc Kinh dường như đem đến một kết quả không mong muốn. Dưới thời Tổng thống Obama, chiến lược của chính phủ Hoa Kỳ chuyển trọng tâm từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Bắt đầu từ các vụ đụng độ về quyền tự do hàng hải trong Biển Đông giữa tàu Impeccabl và John McCain’s với các tàu chiến Trung Quốc tới quyết định việc tàu sân bay USS Nimitz tham dự tập trận Mỹ-Hàn trong biển Nhật Bản. Một năm sau khi ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) với ASEAN, Ngoại trưởng Hilary Clinton trên diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) tháng 7/2010 tại Hà Nội tuyên bố “Mỹ phản đối bất kỳ sự sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào”. Bà nhấn mạnh Mỹ cũng như các quốc gia khác có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do thông thương hàng hải, quyền tự do tiếp cận các vùng biển chung của châu Á và sự tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ khẳng định. “Tất cả các nước trong khu vực đều có thể chia sẻ lợi ích ở vùng biển chung này”. Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ đã trực tiếp bác bỏ yêu sách đường chữ U của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo Ngoại trưởng Mỹ, các tuyên bố quyền tài phán đối với vùng biển trên Biển Đông phải được tách bạch khỏi các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo, quần đảo. Chúng phải phù hợp với công ước LHQ về luật Biển năm 1982. Mỹ “không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông”, nhưng “sẵn sàng hỗ trợ các sáng kiến và biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp với DOC”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, ít nhất 12/27 nước có mặt tại Diễn đàn ARF đã bày tỏ tin tưởng cần phải có một cơ chế đa phương để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bất chấp quan điểm của Bắc Kinh mọi tranh chấp trong Biển Đông chỉ có thể giải quyết trên cơ sở song phương, không có sự tham gia của cộng đồng quốc tế.
Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43 tại Hà Nội tháng 7/2010 cũng ra Thông cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của DOC và mong muốn cùng với Trung Quốc hướng tới việc thảo luận một bộ luật ứng xử mang tính ràng buộc giữa các bên (COC). Lần đầu tiên sau Tuyên bố ASEAN 1992, ASEAN đã thể hiện một quan điểm chung trước sự đe dọa an ninh trong khu vực. Các nước ASEAN “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên tôn trọng tự do hàng hải và tự do hàng không bên trên Biển Đông như đã được qui định trong các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế.” Tuyên bố của Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43 về vấn đề Biển Đông góp phần tạo thuận lợi cho Mỹ quay trở lại khu vực này. Mỹ mong muốn tìm thêm những đối tác chiến lược mới như Indonexia trong phối hợp chống khủng bố. Mỹ sẵn sàng tiến lên giai đoạn hợp tác mới với Việt Nam, xem nước này.quan trọng như "một phần trong chính sách tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á". Các nước Đông Á và Đông Nam Á cần đến vai trò điều phối của Mỹ trong giữ gìn an ninh Biển Đông và Thái Bình Dương. Song ASEAN cũng hiểu rằng tranh chấp chủ quyền đảo và các vùng biển trong Biển Đông không thể giải quyết chỉ trên cơ sở can thiệp từ bên ngoài. Tiếp sau việc Việt Nam và Malaysia nộp báo cáo riêng và báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý, ngày 8/7/2010 lại đến lượt Indonexia ra Công hàm kết luận bản đồ đường chữ U của Trung Quốc tại Biển Đông hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước luật biển 1982. Các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở, hoặc không có đời sống kinh tế riêng, không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. ASEAN đã thể hiện được vai trò gắn kết khu vực của mình trong việc tạo điều kiện để Nga và Mỹ tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) trong thời gian tới và Tổng thống Obama sẽ tham gia EAS năm 2011 tại Indonesia.
Một lẽ tự nhiên các hoạt động gây căng thẳng của Trung Quốc tại Hoàng Hải và Biển Đông đang làm phần còn lại của thế giới xích lại gần nhau nhằm mục tiêu hạn chế độc quyền, vì sự tự do hàng hải, hàng không, ổn định và hòa bình của khu vực. Thông điệp của Hội nghị AMM lần thứ 43 và ARF lần thứ 17 tại Hà Nội rất rõ ràng. Biển Đông là của chung. Giải pháp cho tranh chấp Biển Đông đã trở thành mối quan tâm vượt ra khỏi tầm khu vực. ASEAN đang vươn lên đóng một vai trò trung tâm trong điều hành một cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương hợp lý mà mục tiêu là duy trì DOC, tiến tới thông qua COC cho khu vực. Khoảng trống quyền lực sau thời Chiến tranh lạnh có được lấp đầy, tạo sự cân bằng quyền lợi bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác trong khu vực phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của ASEAN và các nước có quyền lợi trên Biển Đông.

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

Đẩy nhanh cắm mốc biên giới Việt Nam-Campuchia

Đẩy nhanh cắm mốc biên giới Việt Nam-Campuchia

Cuộc họp vòng V cấp chuyên viên Liên hợp cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào

Cuộc họp vòng V cấp chuyên viên Liên hợp cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào

VN tiếp tục đấu tranh giữ vững chủ quyền

VN tiếp tục đấu tranh giữ vững chủ quyền

Toạ đàm tuyên truyền phân giới cắm mốc Việt-Trung

Toạ đàm tuyên truyền phân giới cắm mốc Việt-Trung

Thăm chùa Bồ Đề

Thăm chùa Bồ Đề

Các nước phải tôn trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam

Các nước phải tôn trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
Hội thảo Giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực dầu khí - Houston - Texas 5/2010

Mấy ý kiến về “Ý tưởng chiến lược: một trục hai cánh”

Mấy ý kiến về “Ý tưởng chiến lược: một trục hai cánh”

Mỏ đồng Tụ Long trong Khâm định Đại Nam Hội điển Sử lệ

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục – Chính Biên – Quyển XXXVII

Mậu Thân, năm Bảo Thái thứ 9 (1728). (Thanh, năm Ung Chính thứ 6).
Nhà Thanh trả lại xưởng đồng Tụ Long.

Trước đây, nước ta cùng nhà Thanh lập giới mốc hai bên ở núi Xưởng Chì (Diên Xưởng), còn núi Tụ Long ở nước ta vẫn bị mất về nhà Thanh, thổ ti nhà Thanh đặt quan ải để đánh thuế.

Đất ở biên giới nước ta bị mất 40 dặm, triều đình đã nhiều lần làm văn thư tâu bày biện bạch việc này, vua nhà Thanh hạ sắc văn dụ bảo quan địa phương bàn luận riêng về việc lập giới mốc, một mặt hạ lệnh cho Ngạc Nhĩ Thái, tổng đốc Vân-Quý (Vân Nam, Quý Châu), khám xét lại.

Nhĩ Thái lại nghe theo lời viên quan phái ủy của nhà Thanh là Phan Doãn Mẫn, rồi hắn tâu với vua nhà Thanh là nước ta xâm chiếm đất của phủ Khai Hóa, không chịu giao trả, vua nhà Thanh hạ sắc văn dụ bảo nước ta phải theo lời trả lại.
Nhĩ Thái làm tờ tư cho chạy trạm đến địa đầu biên giới Tuyên Quang. Nhưng Hoàng Văn Phác (thổ mục giữ quan ải) dùng lời lẽ kháng cự, không chịu tiếp nhận tờ tư, kéo dài đến 5, 6 ngày.

Nhĩ Thái ngờ nước ta có mưu kế gì khác chăng, hắn lập tức tư sang tỉnh Quảng Tây chia địa điểm phòng bị nơi biên giới.
Một mặt hắn lại đem việc này tâu về triều đình nhà Thanh và xin điều động binh mã ba tỉnh để phòng bị biên giới, nhưng vua nhà Thanh không y cho.
Liền đó, vua nhà Thanh sai bọn Hàng Dịch Lộc- Tả đô ngự sử, và Nhậm Lan Chi- Nội các học sĩ, đi thẳng sang nước ta tuyên bố chiếu chỉ để hiểu dụ, nhân đấy xem xét sự động tĩnh.

Khi bọn Dịch Lộc ra đi chưa đến nước ta, thì ngay lúc ấy, quốc thư nước ta đưa sang nhà Thanh từ trước chợt đến Yên Kinh, trong quốc thư giãi bày “lòng thành thờ nước lớn, sợ mệnh trời”, vua nhà Thanh xem quốc thư, rất lấy làm vui lòng và khen ngợi, lập tức sai viết sắc văn khác, lại giao cho bọn Dịch Lộc đưa sang nước ta tuyên bố dụ bảo, trong sắc văn nói về việc tra ra đất xưởng đồng 40 dặm, nay giao trả lại.

Lúc ấy, biên giới phương bắc cảnh giới nghiêm ngặt, nên bên nước ta trong kinh ngoài trấn có ý nghi ngờ sợ hãi, nhưng Trịnh Cương quyết đoán, cho rằng, có lý nào không hấn khích gì mà lại sinh sự được, bèn nghiêm sức cho quan lại giữ biên giới, không được hành động càn rỡ.

Tháng 6, Dịch Lộc đến Đông Đô, quả nhiên giao trả lại đất cũ nước ta, lại lập giới mốc ở sông Đỗ Chú.

Về nghi lễ tiếp nhận sắc văn của vua nhà Thanh, Dịch Lộc lại yêu cầu cử hành nghi lễ 3 lần quỳ 9 lần vái, triều đình cũng miễn cưỡng nghe theo.

Sau đó, sai Tả Thị lang bộ Binh Nguyễn Huy Nhuận và Tế tửu Nguyễn Công Thái đi lên Tuyên Quang nhận đất và lập giới mốc. Thổ ti phủ Khai Hóa muốn ăn chặn lấy các sách ở Bảo Sơn, nên chỉ láo chỗ khác là sông Đỗ Chú. Công Thái biết là gian trá, liền xông pha lăn lộn những nơi lam chướng hiểm trở, đi trải qua các xưởng bạc, xưởng đồng, nhận ra đúng chỗ sông Đỗ Chú, bèn dựng bia ở nơi giáp giới.

Từ đấy việc cương giới hai bên mới được ấn định.

Lời phê: - Đạo làm bầy tôi phải như thế.[Lời phê này có ý khen Nguyễn Công Thái chịu khó lăn lộn tìm được đúng chỗ sông Đỗ Chú.]

Lời chua: -Núi Tụ Long: Ở địa phận xã Tụ Long, châu Vị Xuyên, nay chia đặt lại, nên núi ấy thuộc huyện Vĩnh Tuy. Khoáng sản trong núi có đá nam châm và đồng đỏ, lại có chỗ lẫn ngân sa nữa, nên cũng gọi là xưởng bạc.

Sách Nhất thống chí của nhà Thanh chép: “Năm Ung Chính thứ 6 (1728), tổng đốc Vân Nam xin tra xét rõ địa giới nước An Nam, phụng chỉ dụ đặc ân cho nước An Nam 40 dặm đất. Bèn lấy sông Đỗ Chú ở vịnh Bạch Mã làm giới mốc”.

Sách Đông hoa lục của Tưởng Lương Kỳ chép: “Tháng 4, năm Ung Chính thứ 3 (1725), tổng đốc Cao Kỳ Trác tâu: Cương giới nước An Nam có 120 dặm thuộc cảnh thổ cũ của nội địa5, nước ấy dâng sớ biện bạch, bèn hạ lệnh cho Ngạc Nhĩ Thái, là đốc thần tiếp nhậm khám xét lại cho được chính xác, rồi giao trả lại 80 dặm ở dưới núi Xưởng Chì (Diên Xưởng).
Quốc vương nước ấy lại dâng sớ biện bạch, nên tháng 9, năm thứ 5 (1727), triều đình sai Nhậm Lan Chi, Nội các học sĩ, cùng với bọn Hàng Dịch Lộc, Tả đô ngự sử, đi dụ bảo.
Khi chưa đến nơi, thì quốc vương dâng tờ biểu tạ ơn, triều đình lại đem 40 dặm đất mà Nhĩ Thái tra ra được trả lại cho quốc vương, và làm sắc dụ giao bọn Hàng Dịch Lộc đem sang tuyên đọc.
Đại lược sắc văn nói: Trẫm thống trị thiên hạ, phàm những nước đã liệt vào phiên phong thì dầu một thước đất không chỗ nào là không phải đất đai do trẫm chủ tể, can chi phải so đo 40 dặm đất nhỏ bé ấy làm gì? Mới đây, Ngạc Nhĩ Thái đem bản tâu của quốc vương10 tiến trình, lời lẽ ý tưởng trong bản tâu tỏ lòng cung kính, trẫm rất vui lòng khen ngợi. Vả lại, 40 dặm đất ấy nếu thuộc vào Vân Nam thì là nội địa của trẫm, nếu thuộc vào An Nam thì vẫn là ngoại phiên của trẫm, không có
một chút gì phân biệt cả. Vậy chuẩn cho đem đất ấy ban thưởng quốc vương được đời đời giữ lấy”.

Bia đá: Nay ở địa phận xã Tụ Long, huyện Vĩnh Tuy. Hai bờ phía nam-phía bắc sông Đỗ Chú đều có bia đá.
Văn bia ở bờ phía nam [do bọn Nguyễn Huy Nhuận dựng, lời văn như thế này]:
“Giới mốc châu Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang, nước An Nam, lấy sông Đỗ Chú làm căn cứ.
“Ngày 18 tháng 9, năm Ung Chính thứ 6 (1728). Chúng ta là: Nguyễn Huy Nhuận, Tả Thị lang bộ Binh, và Nguyễn Công Thái, Tế tửu Quốc tử giám, được triều đình ủy sai, vâng theo chỉ dụ, lập bia đá này”.
Văn bia ở bờ phía bắc [do bọn Ngô Sĩ Côn dựng, lời văn như thế này]:
“Khai Dương1 ở xa tận một góc trời, tiếp giáp với đất đai Giao Chỉ. Tra trong sách vỡ ghi chép lại, thì giới mốc chỗ đất này phải ở vào sông Đỗ Chú cách phủ trị Khai Hóa 240 dặm về phía nam. Chỉ vì về sau giới mốc lẫn lộn, viên quan do triều đình phái ủy khám xét tâu xin lập giới mốc ở núi Xưởng Chì (Diên Xưởng sơn). Hoàng thượng ta ân uy rộng khắp phương xa, nghĩ giao chỉ đời đời giữ đạo cung kính thuận theo, cả ban cho dụ chỉ, lại đem 40 dặm đất tra xét ra được, để trả lại cho.
“Bọn Sĩ Côn chúng tôi, tuân theo tờ hịch của bộ viện quan tổng đốc Vân Quý [Vân Nam, Quý Châu] ủy thác, nên ngày mồng 7 tháng 9, chúng tôi hội đồng với bọn Nguyễn Huy Nhuận, viên quan phái ủy của nước Giao Chỉ, công đồng bàn định, lấy con sông nhỏ ở phía nam vịnh Bạch Mã làm giới mốc. Chỗ này tức chỗ mà trong tờ tâu của quốc vương gọi là sông Đỗ Chú đấy.
“Vậy chúng tôi tuân theo dụ chỉ, lập nhà bia giới mốc ở phía bắc sông. Từ đây biên cương bền vững lâu dài, ức muôn năm được đội ơn không bao giờ mai một.
“Ngày 18 tháng 9, năm Ung Chính thứ 6.
“Chúng tôi là: Ngô Sĩ Côn, giữ chức tri phủ Khai Hóa và Vương Vô Đảng, giữ chức du kích trung doanh trấn Khai Hóa, kính dựng bia đá này”.

Khai Dương: Vì xưởng đồng ở phía nam phủ Khai Hóa, nên gọi là Khai Dương.
Công Thái: Người xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1715) năm Vĩnh Thịnh triều Lê Dụ tông.

Coastal States in the South China Sea and Submissions of the Outer Limits of the Continental Shelf

Draft not for quotation !
(© Nguyen Hong Thao & Ramses Amer 2010)




Coastal States in the South China Sea and Submissions of the Outer Limits of the Continental Shelf

Nguyen Hong Thao and Ramses Amer
Abstract
The main aim of this study is to examine the submissions of the outer continental shelf made by coastal states of the South China Sea and the potential impact for the developments in the South China Sea. Upon the United Nations Convention on the Law of the Sea of 1982 and guidelines of the Commission on the Limits of the Continental Shelf, the establishment of extended continental self constitutes an obligation of UNCLOS 1982 coastal states. However the implementation of those guidelines to extend the continental shelves in the narrow enclosed or semi-enclosed seas where there are existent maritime disputes such as in the South China Sea is not easy. The UNCLOS 1982 coastal states must reply the double requirement: how to fulfil the obligation of making submission of the outer limit of the continental shelf to the Commission on the Limits of the Continental Shelf in time and to do not any prejudice to the rights of the regional community and other neighbour states. The best solution is the cooperation, mutual understanding between regional coastal states based upon on the right, objective interpretation of the UNCLOS 1982 and guidelines of the Commission on the Limits of the Continental Shelf.




Coastal States in the South China Sea and Submissions of the Outer Limits of the Continental Shelf
Introduction
The main aim of this study is to examine the submissions of the outer continental shelf made by coastal states of the South China Sea and the potential impact for the developments in the South China Sea. Upon the United Nations Convention on the Law of the Sea of 1982 and guidelines of the Commission on the Limits of the Continental Shelf, the establishment of extended continental self constitutes an obligation of UNCLOS 1982 coastal states. However the implementation of those guidelines to extend the continental shelves in the narrow enclosed or semi-enclosed seas where there are existent maritime disputes such as in the South China Sea is not easy. The UNCLOS 1982 coastal states must reply the double requirement: how to fulfil the obligation of making submission of the outer limit of the continental shelf to the Commission on the Limits of the Continental Shelf in time and to do not any prejudice to the rights of the regional community and other neighbour states. The best solution is the cooperation, mutual understanding between regional coastal states based upon on the right, objective interpretation of the UNCLOS 1982 and guidelines of the Commission on the Limits of the Continental Shelf.

Continental Shelf beyond 200 nm and the work of the Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS)
The United Nations Convention on the Law of the Sea of 1982 (UNCLOS 1982) entered into force over 15 years ago, i.e. in 1994. In accordance with the provisions of the UNCLOS 1982, each coastal state has the right to have a 12-miles territorial sea, 200 nautical miles exclusive economic zone (EEZ), and the continental shelf. The later comprises the sea-bed and subsoil of the submarine areas that extend beyond its territorial sea throughout the natural prolongation of its land territory to the outer edge of the continental margin, or to a distance of 200 nautical miles from the baselines from which the breath of the territorial sea is measured where the outer edge of the continental margin does not extend up to that distance. Upon the UNCLOS 1982, each coastal member has right to have at least a continental shelf of 200 nautical miles. Depending to natural characters of its continental margin, a group of coastal states has a right to claim the continental shelf extended beyond the distance of 200 nautical miles from the baselines from which the breath of the territorial sea is measured. This claim can be established by either (i) a line of the outermost fixed points at each of which the thickness of sedimentary rocks is at least 1 per cent of the shortest distance from such point to the foot of the continental slope; or (ii) a line of the outermost fixed points not more than 60 nautical miles from the foot of the continental slope. In both cases, the line of the outermost fixed points shall not exceed 350 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured or either shall not exceed 100 nautical miles from the 2,500 metre isobaths, which is a line connecting the depth of 2,500 metres. Article 76, paragraph 8, of UNCLOS 1982 further states that:
“Information on the limits of the continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured shall be submitted by the coastal State to the Commission on the Limits of the Continental Shelf set up under Annex II on the basis of equitable geographic representation. The Commission shall make recommendations to coastal States on matters related to the establishment of the outer limits of their continental shelf. The limits of the shelf established on the basis of these recommendations shall be final and binding.”
Article 76 of the UNCLOS 1982 refers to coastal States without being qualified as ‘State party’. It is noted that the article 76 of the UNCLOS 1982 refers to both concepts of continental shelves. One is the concept of the continental shelf of 200 nautical miles from the baseline that was already part of customary international law prior to the Third United Nations Conference on the Law of the Sea and in its consequence, all coastal States, States Parties or non-States Parties may claim a 200 nautical miles continental shelf. The other is the concept of the continental shelf beyond 200 nautical miles from the baseline which is product of agreement of States Parties to the UNCLOS 1982. The continental shelf beyond 200 nm does not come under customary international law. The Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS) is an organ of the Meeting of States Parties to the UNCLOS 1982. Those mean that only Coastal States Parties of the UNCLOS 1982 have right to claim the continental shelf beyond 200 nautical miles. They have obligations to submit the report on outer limit of the continental shelf to the Commission on the Limits of the Continental Shelf for examination.
Upon Annex II, Article 4, of UNCLOS 1982, the time of the submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS) must be within 10 years of the entry into force of UNCLOS 1982 for coastal States Parties. However, by the requirement of almost coastal States Parties, the final deadline was modified and fixed at 13 May 2009 by a Decision of UNCLOS States Parties dated 29 May 2001 taken during the eleventh meeting of UNCLOS States Parties (RA please clarify is it “coastal State Members” or “UNCLOS Sates Parties”? Please do use official one only). (UNCLOS States Parties consist of Coastal and Non Coastal States Parties such as Landlocked States – NHT). The UNCLOS and decisions of the meetings of UNCLOS States Parties have not just set of principles but they are law for States Parties to have 15 years to plan and prepare a legal claim over the continental shelf to the United Nations. To that date of 13 May 2009, any country who has no action to make either the submission or preliminary information indicative will be considered to have no interest to the extended continental shelf over the 200 nautical miles measured from their baselines. From the above-mentioned analyses the Coastal States Parties can choose one of three options to express its intentions over the extension of the continental shelf beyond 200 nautical miles as follows:
1) Provide the final submission of the outer limit of the continental shelf extended beyond the 200 nautical miles distance measured from the baselines of any given state. A country can make a full or partial submission. It can make one or a number of partial submissions instead of a full submission for the whole area. Two or more coastal States can make a joint submission, under Section 4 of Annex I to the Commission’s Rules of Procedures.
2) Provide to the Secretary-General preliminary information indicative of the outer limits of the continental shelf beyond 200 nautical miles and a description of the status of preparation and intended date of making a submission in accordance with the requirements of article 76 of the Convention and with the Rules of Procedure and the Scientific and Technical Guidelines of the Commission on the Limits of the Continental Shelf.
3) Make objections to submissions of the other coastal states parties that may prejudice to its right.
As stated in Article 76, paragraph 8, of UNCLOS 1982, and the Art. 4 Annex II of the Convention the process of defining the outer limit of the extended continental shelf can be described in several phases. In the first phase, a coastal state conduct the scientific survey and collect data to assess where it intends to establish, in accordance with article 76 of the Convention and rules of the CLCS, the outer limits of its continental shelf beyond 200 nautical miles. The decision to make a submission or not unilaterally is made by the coastal state by taking account of the collected and analyzed geodetic data and the attitudes of neighbouring countries. It is limited also by the obligation of the coastal state to not affect the rights of others, including the interest of world community and concerned states. The interest world community will be safeguarded by the consideration of the CLCS. The interest of concerned states will be taken in account by the mutual understanding before submitting report to the CLCS. However, it is not easy to define those rights due to the different interpretation of concerned parties in regard of the provisions of UNCLOS 1982. In case there is a dispute in the delimitation of continental shelf between opposite or adjacent coastal States or other in case of unresolved land or maritime disputes, the submissions may be made and considered also by the Rule 46 of the Rules of the Commission on the Limits of Continental Shelves (CLCS). In the second phase, the CLCS will evaluate the submission to balance the right of the submitted country and the world community. The received information will be verified by the Commission from the scientific and technical view in the legal framework of UNCLOS 1982. Prior to the second phase, for the submissions to which there are objections from the neighbour countries, the CLCS must evaluate the legal nature and content of those objections. If the objection is accepted by the CLCS, the submission will be not examined by the Commission. The concerned parties must have a task to find an acceptable solution before resubmitting the report to the CLCS. If the objection is not accepted, the second phase will be followed by the CLCS. The submission can be viewed by either the full Commission or by sub-commission composed of seven members, unless the Commission decides otherwise. The coastal State which has made a submission to the Commission may send its representatives to participate in the relevant proceedings without the right of veto. It may establish the outer limits of its juridical continental shelf wherever the continental margin extends beyond 200 nautical miles by establishing the foot of the continental slope, by meeting the requirements of article 76, paragraphs 4 - 7, of the UNCLOS 1982 Convention. Moreover, the collected scientific data provided by them must be merit under Article 76 of UNCLOS 1982 and CLCS’s guidelines. The Commission or its Sub-commission must evaluate whether the formula applied by the coastal state to define the edge of continental shelf, (the Gardiner, or Hedberg formula or the combination of both formulas) is correct. For the cases there is a dispute in the delimitation of continental shelf between opposite or adjacent coastal States, the action of the Commission shall not prejudice matters relating to the delimitation of boundaries between States. In cases where a land or maritime dispute exists, the Commission may consider one or more submissions in the areas under dispute with prior consent given by all States that are parties to such a dispute. The concerned parties can joint to the prior submission raised by one or two parties before or agreed to make a new joint submission to the CLCS. Moreover, all the submissions made before the Commission and the recommendations approved by the Commission thereon shall not prejudice the position of States which are parties to a land or maritime dispute. At the end of the second phase, the sub-commission must submit its recommendation to the Commission CLCS. The recommendations approved by the Commission shall be submitted in writing to the coastal State which made the submission and to the Secretary-General of the United Nations.
If the recommendations of the Commission accepted by the coastal State, the third phase will be followed. In the case of disagreement by the coastal state with the recommendations of the Commissions, the coastal state shall, within a reasonable time, make a revised or new submission to the Commission. In the third phase, the coastal state and CLCS cooperate in order to revise the submission in accordance with the recommendations. “The advisory process” can be prolonged several times until the coastal state’s submission (revised or new) is in line with the CLCS’s recommendations. The fourth phase is the procedure by which the coastal state shall establish the outer limits of the continental shelf in conformity with the provisions of article 76, paragraph 8, and in accordance with the appropriate national procedures. The coastal State and CLCS will report relevant data and map to the Secretary-General of the United Nations and to the Secretary-General of the International Seabed Authority for registration. The revised outer limit of continental shelf beyond 200 nautical miles on the basis of recommendations of CLCS will be recognized as the final delimitation and will be binding for the coastal state and the rest world community.
In theory, such final delimitation is reached only in the area where the distance between the two opposite states is more than 400 nautical miles and the existence of an international seabed in that area is recognized. In the seas, where the overlapping claims exist, the final delimitation in this respect rests with the coastal states. The CLCS has no competence to deal with overlapping claims. The function of the organ is to evaluate the scientific content in the costal state’s claim to the continental shelf beyond 200 nautical miles from its baseline. The recommendation of the CLCS has not constituted a solution for maritime or sovereign disputes. In the other side, even in case there are no objections from concerned countries to the submissions, the final solution is not easy to reach in a short time frame. The first obstacle for the CLCS work is a great number of submissions to be considered for the small staff of the CLCS. From 1994 to 2008, only nine submissions were sent to the CLCS for evaluation. By the November 2009 the CLCS gave 9 recommendations to concerned parties for renewing. The time for one submission to be adopted is an average of over twenty months. Until 30 October 2009, the Commission has received 51 submissions from 44 coastal State Members. With the current rate of two submissions evaluated each year, it will take until 2059 before the CLCS can verify and give recommendations for all 51 registered submissions, The timetable will be 2034 with the rate of four submissions per year and 2022 with the rate of eight per year. Beyond of the submissions, 52 preliminary information indicatives were sent to the Commission by 17 Mar 2010. In fact, the continental shelf is not unique for the whole coast of the country. It can be consisted of different portions which demanding the different treatment. In consequence, the number of final submissions will be increased in the future. One country can make several partial submissions from its preliminary information to the CLCS. While the deadline for the submissions of extended continental shelf has been fixed at 13 May 2009, the another one for the preliminary information indicatives has not been defined. It will cause more difficulty for the CLCS work in the future. The other difficulty for CLCS is the consideration of baseline. The continental shelf beyond 200 nautical miles is generally established from the baseline, normal, straight or archipelagic. Upon art. 3, 5, 6, and 7 of the UNCLOS 1982 Convention, every coastal state has the right to establish its baseline, normal or straight in accordance with this Convention. For the archipelagic State, the archipelagic baseline fixed in accordance with art. 47 of the Convention. However, the UNCLOS 1982 has not given the detailed criteria for making baseline. The existence of some State claims on the historic water or historic bay in the world have made more complexity for the baseline consideration when the Convention has not any provisions to so-called “historic bays” The question of baseline will increase the burden of work for the CLCS.
In summary, while the submission of extended continental shelf is right and obligation for the coastal states, the interpretation of Art. 76 of the UNCLOS will be shared among the coastal states and CLCS. But the power of interpretation is not necessarily shared equally between them. The coastal state has power to interoperate Art. 76 on the basic of direct consequence from its sovereign discretion to establish its own outer limits of continental shelf. The Commission possesses power of interpretation Art. 76 on the basic of value of scientific data in fulfilling its mandate under the Convention. By that reason, the address to the CLCS for a solution to the land or maritime dispute has not always brought to the positive result. The Commission is not an arbiter or decision-maker for the land or maritime disputes. Having some direct and indirect relationships, the maritime dispute settlement and the definition of extended continental shelf have remained two different things to be considered from different views.
Submission of files on the outer limit of the continental shelf to the CLCS
Ten coastal states and territories surround the South China Sea . Being coastal states but not state member of the UNCLOS 1982, Thailand and Kampuchea have no right to make claim for the continental shelf beyond 200 nautical miles from theirs baselines. Beside of it, the geographic and geomorphologic characters of the Gulf of Thailand have not given them a chance to make the same claim. The breadth of the gulf is less than 400 nautical miles. Taiwan is a political territory not being coastal state member. Upon to the deadline of 13 May 2009, the Singapore didn’t given any intention to make a submission or preliminary information. Pursuant to article 76, paragraph 8 of UNCLOS 1982, Brunei, China, Indonesia, Malaysia, the Philippines, and Vietnam, the coastal states of the South China Sea, members of the UNCLOS 1982 have opted to pursue different approaches in relation to the issues of the outer limit of the continental shelf.
Indonesia, Malaysia, the Philippines, and Vietnam, respectively, have partially chosen the first option: to make submission of its extended continental shelf to the CLCS.

a. Indonesia case:

Indonesia declared by itself as an archipelagic state in 1957 by the Presidential Declaration of 13 December 1957. By the doctrine of archipelagic sate, Indonesia drew its archipelagic baselines joining the outermost islands and drying reefs of the archipelagos by Law N04 of 1960. The doctrine of archipelagic states was accepted by the Third Conference of the United Nations on the Law of the Sea 1973-1982. Indonesia became one of the first state in the Southeast Asia to ratify the UNCLOS 1982 by Law N017 on 31 December 1985 and deposer the ratification on February 3rd, 1986. Since 1996, the available bathymetric-, sediment thickness-, and basepoint data to delimitate the outer limits of continental shelf of Indonesia have been collected and analysed through several real surveys such as the Digital Marine Resource Mapping (DMRM)-project 1996-1999; Global Bathymetric Data ETOPO2; Ocean Drilling Program (ODP) and the Deep Sea Drilling Project (DSDP); and seismic reflection profiles archived as part of the IOC’s Geological/Geophysical Atlas of the Pacific (GPAPA) Project. The Governmental Regulation (PP-38/2002). From the Indonesian baselines with 183 base points and available scientific data, Indonesian scientists have done a conclusion that the country has high possibility to have extended continental shelves, particularly in the North West of Sumatra, in the Papua and to the South of Samba island. On 16 June 2008 Indonesia made a submission to the CLCS in accordance with Article 76, paragraph 8, of UNCLOS 1982, information on the limits of the continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured relating to the continental shelf off North West of Sumatra Island. Indonesia started its preparation to submit the extended Continental Shelf through the collection of existing bathymetric data resulting from the Digital Marine Resources Management Project (DMRM), ETOPO-2 and also global seismic or sediment thickness data since 1999. The outer limit of the continental shelf in the area off North West of Sumatra – under this partial submission – has been determined by the 1 per cent sediment thickness formula (the Gardiner or Irish formula). with respect to the shortest distance to the foot of slope. Accordingly 5 fixed points have been established, which combined with 200 M limit, forming the outer limit of extended continental shelf in the area of North West of Sumatra. This area is not the subject to any dispute between Indonesia and any other state. Indonesia reserves the right to make submissions of the outer limits of its extended continental shelf in other areas in the future. The Indonesian submission of continental shelf beyond 200 nm from its baseline to the CLCS has not been subject of objection from other SCS nations because this area North West of Sumatra is off of any maritime disputes.

b. The Philippines case:
The Republic of Philippines signed the UNCLOS Convention on 10 December 1982 and the Convention entered into force for the Philippines on 16 November 1994. Like Indonesia, in the quality of the archipelagic State, the Philippines have some advantages to claim the outer limits of the continental shelf from the outermost points of the outermost islands and drying reefs of the archipelago. But the Philippine’s extended continental shelf will overlap with those maritime claims of seven of its neighbors: Japan, China, Vietnam, Taiwan, Palau, Malaysia and Indonesia. The inclusion of claimed islands to the Baseline Law raised a big internal confrontation between Philippine’s law-makers. On March 10, 2009, the Archipelagic Baseline law (Filipino Republic Act 9522) was finally approved when the Kalayaan Islands Group (Spratlys Islands) and Scarborough Shoal are classified as “regimes of islands.” China immediately protested against the Republic Act No. 9522 when saying that it "has indisputable sovereignty" over the Spratlys and Scarborough Shoal and that the Philippine claim to them "is illegal and invalid". Vietnam repeadly remains its established position on the Paracel and Spratly archipelagos Those islands are subject of sovereign disputes between the Philippines and other countries in the West side of the Philippines. By the provision to treat them by the “regimes of islands”, the Philippines view on their legal status has been still unclear on whether they have the own continental shelf or only territorial sea. Indonesia is also protesting the inclusion of Palmas island that located 47 nautical miles east-northeast of Saranggani islands off Mindanao in Philippine territory. Because of those territorial disputes, the Philippines have only the option to make a partial submission for the area off from the sovereign disputes. The Benham Rise region along the Pacific coast is merit for the Philippine’s position to make the partial submission in order to avoid creating or provoking maritime disputes where there are none, or exacerbating them where they may exist, in areas where maritime boundaries have not yet been delimited between opposite or adjacent coastal States. This area is bounded to the North and East by the West Philippine Basin and to the West and South by the Philippine island Luzon. Areas along the Pacific coast have any State with opposite and adjacent coast to the Philippines. By that reason, the partial Submission made with the reference to the Benham Rise Region along the Pacific coast will be without any prejudice to the maritime delimitation between States with opposite and adjacent coast. On 8 April 2009, the partial submission in the Benham Rise region was made to the CLCS relating to the limits of the continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured. The outer edge of the continental margin in the Benham Rise Region is determined by application of Article 76, Paragraph 4 (a) (i) of UNCLOS 1982. The Hedberg formulas has been considered to fix the outer limit of continental shelf, where the connecting fixed points are not more than 60 miles from the foot of the continental slope. They are of 253 points making from ECS-B-1 to ECS-B-253 whose coordinates have been shown in the partial submission of the Philippines to the CLCS. The hydrographic data were collected by survey cruises during 2004-2008. By making the claim over Benham Rise, which is undisputed territory, the Philippines hoped to reach the double objective: to meet the UN deadline of 13 May 2009 and to have time to sort out border issues with its neighbors over the Kalayaan Islands Group (Spratlys Islands) and Scarborough. The Philippines expressly reserves the right to make other submissions for other areas of continental shelf beyond 200 nautical miles at the future time in conformity with the provisions of Annex I of the Rules and Procedure of the CLCS. It means that the border talks will be dealed with the Philippine neighbors. If an agreement is reached in border talks, then the Philippines can either submit unilaterally or jointly with the country concerned.

c. Vietnam and Malaysia joint submission:

Malaysia and Vietnam signed the UNCLOS at the final day of the Third Conference of United Nations on the Law of the Sea on 10 December 1982. Malaysia ratified the Convention on 14 October 1996 and Vietnam ratified the same on 23rd June 1994. Malaysia publicized the extent of its territorial sea and continental shelf of 200 nautical miles claims through two maps in December 1979. Vietnam proclaimed its baseline in May 1977. Both countries found to have the same area of continental shelf in the Southern part of the South China Sea to extend beyond 200 nautical miles. Malaysia and Vietnam have a joint exploitation for their overlapping area in the Gulf of Thailand. The success of this model and good neighbour friendship have some impact on the decision to make the joint submission on the Defined area of continental shelf beyond 200 nautical miles between the two countries. On 6 May 2009, Malaysia and Vietnam made a joint submission relating to this defined area in the South of the South China Sea. The area is generated and bound by the intersection point of the envelope of arcs of 200 nautical miles limits of Malaysia and the Philippines in the east (Point A), the intersection of two converging envelopes of the arcs of Malaysia 200 nautical miles limit toward the southwest of the Point A (Point B and C), by the boundary line under the Agreement on the continental shelf concluded by Malaysia and Indonesia in 1969 (Points D and E), the boundary line under the Agreement on the limit of the continental shelf signed by Vietnam and Indonesia in 2003 toward the north west (Points F and G) and the intersection point of the envelope of arcs of Vietnam’s 200 nautical miles limits towards the northeast (Point H and I). The Defined area is located completely outside of the 200 M from the baselines of land territories of both Malaysia and Vietnam, and outside of agreed limits of continental shelves with other concerned countries. Both countries have affirmed that the Joint Submission would not prejudice matters relating to the delimitation of boundaries between States with opposite or adjacent coasts.

d. Vietnam partial submission
On 7 May 2009, Vietnam made a submission relating the North Area (VNM-N) which is located in the North West of the South China Sea. Vietnam is of the view that it is entitled to exercise the sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction in maritime zones and continental shelf of Vietnam in accordance with UNCLOS 1982. Pursuant to the provisions of UNCLOS 1982 (Paragraphs 1, 4, 5 and 7 Article 76) and the natural setting and characteristics of Vietnam’s coast and continental shelf, Vietnam holds the view that it is entitled to establish the extended continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea of Vietnam is measured. In accordance with Paragraph 3 of Annex I to the Commission’s Rules of Procedures, this Submission delineates the outer limits of the extended continental shelf: North Area (VNM-N) appurtenant to Vietnam. The VNM-N Area is defined and bound in the North by the equidistance line between the territorial sea baselines of Vietnam and the territorial sea baselines of China; in the Eastern and Southern by the outer limits of the continental shelf as defined in this Submission pursuant to Article 76 (8) of the UNCLOS 1982; in the West by the 200 nautical lines limit from the baselines from which the breadth of the territorial sea of Vietnam is measured. In accordance with Article 76(10) of the UNCLOS 1982, Article 9 Annex II to the UNCLOS 1982, Rule 46 and Annex I of the Commission’s Rules of Procedure, Vietnam is of the view that the area of continental shelf that is the subject of its Submission is not a subject of any overlap and dispute and it is without prejudice to the maritime delimitation between Vietnam and other relevant coastal States. Vietnam has delineated the outer limits of the Vietnam’s extended continental shelf North Area (VNM-N) by application of both the 1 per cent sediment thickness formula (the Gardiner formula) and the Foot of the slope (FOS) + 60 nautical miles formula (the Hedberg formula). This Submission by Vietnam on the extended continental shelf has been prepared using datasets acquired by dedicated surveys in 2007 and 2008 as well as datasets from the public domain including bathymetry, magnetic, gravity and seismic data.
To sum-up Vietnam and Malaysia have made submissions relating to areas in the South China Sea. Indonesia and the Philippines have made submissions relating to areas outside the South China Sea. However, the two countries retain the right to make submissions relating to other areas of continental shelf beyond 200 nautical miles from their baselines, this may include areas in the South China Sea.
Preliminary information indicative of the outer limits of the continental shelf beyond 200 nautical miles
Brunei and China, respectively, have chosen the second option relating to the outer limits of the continental shelf.
a. Chinese case:
China ratified the UNCLOS on 15 May 1996. At the same day, the Chinese baseline was proclaimed. In the South China Sea, the archipelagic baseline was applied to the Paracel islands by China. The Chinese baseline has been objected by Vietnam and several countries. On 11 May 2009, China submitted the preliminary survey findings on the outer limits of its continental shelf to the CLCS. The preliminary survey relates to an extended continental shelf beyond 200 nautical miles up to the western slope of the Okinawa Through. Thus, it is in the East China Sea and not South China Sea. In the East China Sea, there are overlapping jurisdictional claims made by China and Japan. China claims a continental shelf extending to the western slope of the Okinawa Trough based on the principle of natural prolongation while Japan claims an EEZ and continental shelf extending to the median line in the East China Sea. On 6 February 2009, the Permanent Mission of the People’s Republic of China sent a Note verbal to the General Secretary of the United Nations to make protect the Japanese inclusion of the small island to its Submission dated 12 November 2008. It’s Oki-no-Tori Shima Island, the basepoint for the three areas of Japanese claimed extended continental shelves beyond 200 nautical miles, namely SKB, MIB and KPR. According to China, the so-called Oki-no-Tori Shima is in fact a rock as referred in Article 121 (3) of the UNCLOS. China claims that the Japanese rock is entitled to only a 12 nautical miles territorial sea while Japan claims that the feature can sustain more maritime area than just the territorial sea. In its preliminary information indicative, China states that it reserves the right to make outer continental shelf submissions relating to areas in the East China Sea and elsewhere in the future. It means that the South China Sea may be one of that areas. In fact, the Chinese claim based on the nine-dotted line annexed with the Notes CML/17/2009 and CML18/2009, May 7, 2009 sent by the Permanent Mission of the People’s Republic of China to the United Nation show that country has no intention to make any submission on the extended continental shelf beyond 200 nautical miles in the South China Sea.

b. Brunei case:

Brunei signed the UNCLOS on 5 December 1984 and ratified the same on 5 November 1996. On May 12, 2009, by its preliminary information indicative, Brunei informed that the country has made significant progress towards preparation of a full submission to the CLCS in accordance with Article 76, paragraph 8, of UNCLOS. Brunei has researched and analysed significant amounts of data relating to its continental shelf. This includes extensive morphological, geological, geophysical and tectonic data. However, Brunei can only provide the full submission to the CLCS at a later date 13 May 2009. When Brunei submits its full submission to the CLCS in accordance with Article 76 of UNCLOS, it will show that there is a continuous natural prolongation from the territory of Brunei extending across the areas known as the Northwest Borneo Shelf, the Northwest Borneo Trough and the Dangerous Grounds to the edge of the deep ocean floor of the South China Sea Basin. It implies that Brunei’s full submission to the Commission will show that the edge of the continental margin, lying at the transition between the Dangerous Grounds (Spratly Islands) and the deep ocean floor of the South China Sea, is situated beyond 200 nautical miles from the baselines from which Brunei’s territorial sea is measured.
By their preliminary information, both China and Brunei have indicated their intention to fix the outer limit of continental shelf beyond the 200 nautical miles from their territory on the basis of the principle of natural prolongation. However, in the South China Sea the only Brunei’s full or partial submission on the extended continental shelf beyond 200 nautical miles can be expected in the future.

Objections made by China and the Philippines
a. Chinese objection
On 7 May 2009 the Permanent Mission of the People’s Republic of China send two notes, CML/17/2009 and CML/18/2009 to the Secretary General of the United Nations to request the CLCS not to consider the joint submission made by Malaysia and Vietnam and the submission made by Vietnam. China considers those submissions to infringe upon its sovereignty, sovereign rights and jurisdiction in the South China Sea. The map of the South China Sea including the nine-dotted lines was attached to the two Notes. This is the first time China has presented the dotted line to a United Nations body in the context of China’s claims in the South China Sea. No map of this nature was attached to the official laws and regulations before such as Declaration on China’s Territorial Sea in 1958, Declaration of the People’s Republic of China on the Territorial Sea and Contiguous Zone in 1992, Declaration of the People’s Republic of China on Baselines of the Territorial Sea in 1996, and the Law of the People’s Republic of China on the Exclusive Economic Zone and Continental Shelf in 1998. According to the text and the map annexed, all waters and features within the nine dotted line are claimed under Chinese jurisdiction. There are some comments about the Chinese maritime claim that is not consistent with international law That the line dotted having no coordinates claims about 80% superficies of the South China Sea. It is not based on any of UNCLOS’s juridical or scientific criteria. It’s contradiction to the Chinese officials laws and regulations on the territorial sea, Exclusive Economic Zone and Continental Shelf because those maritime zones exist inside of the nine dotted line. For the islands in dispute, China seems to pursue two different policies. One policy in the East China Sea where the territorial dispute over Senkaku Islands between Japan and China seems not to prevent China to have a full submission of the extended continental shelf to the CLCS. Another policy in the South China Sea, where the disputes over islands have prompted China to object any submission to the CLCS. The nine dotted line excludes every possibility to claim the continental shelf beyond 200 nautical miles, even measured from the land territory like Vietnam-Malaysia joint submission and Vietnam’s individual submission to the CLCS. The scientific aspect of the definition of the outer limit of the continental shelf has been linked by China with the territorial disputes on the Paracels and Spratlys. In the East China Sea, the Chinese submission states that China will “through peaceful negotiation, delimit the continental shelf with States with opposite or adjacent coasts by agreement on the basis of the international law and the equitable principle”. However, in the South China Sea, China has kept silence on the possibility to have talk with neighbour countries on that matter. Vietnam immediately had response to the Chinese Note, stating that the map “has no legal, historical basis, [and is] therefore null and void.” It also asserted that the Spratlys archipelago or Truong Sa is part of its territory and that it “has indisputable sovereignty over these archipelagos.”
b. Philippine objection:
The Philippines made three objections to Malaysia, Vietnam and Pulau with reference on the submission of continental shelf beyond 200 nautical miles. The Philippines protests to Vietnam and Malaysia were made on August 4, 2009 shortly before the 90-day deadline from 13 May 2009.
The southern part of Philippine claim in the Spratlys overlaps with the defined area under the joint submission made by Malaysia and Vietnam. However in this area, there is not any feature occupied by the Philippines. The reason of its objection seems to deeply be in the dispute with Malaysia over Sabah, which is on the northern part of Borneo. So the Philippine stated only that the “Joint Submission for the Extended Continental Shelf by Malaysia and Vietnam lays claim on areas that are disputed not only because they overlap with that of the Philippines, but also because of the controversy arising from the territorial claims on some of the islands in the area including North Borneo.” For the Vietnamese separate submission in the North part of the South China Sea, the Philippines said the areas covered by Vietnam’s unilateral partial submission are “disputed because they overlap with those of the Philippines.” It seems to refer to the possible continental shelf claimed from the Scarborough islands. In both notes of protest, the Philippines requested the CLCS to refrain from considering the aforementioned Joint Submission by Malaysia and the Socialist Republic of Vietnam, and Vietnamese Submission “unless and until after the parties have discussed and resolved their disputes.”.
Malaysia and Vietnam promptly gave feedback to the Philippines protest. In the Note HA 24/09 on 20 May 2009, the Permanent Mission of Malaysia to the United Nations has reconfirmed its sovereignty on the Sabah state. Vietnam reaffirmed its consistent position that it has indisputable sovereignty over the Truong Sa (Spratlys) and Hoang Sa (Paracels) archipelagoes. Vietnam and Malaysia share the position that the Joint Submission is made without prejudice to the question of delimitation of the continental shelf between States with opposite or adjacent coasts in accordance with Article 76 (10) of UNCLOS 1982, Article 9 of Annex II of UNCLOS 1982, Rule 46 to the Commission’s Rules of Procedure and Paragraphs 1, 2 and 5 of Annex I to the Commission’s Rules of Procedure. In its note, Malaysia revealed the fact that both governments of Malaysia and Socialist Republic of Vietnam had proposed to the Government of the Republic of Philippines to consider joining the Joint Submission. In their joint submission, Vietnam and Malaysia also said they “may make further submissions, either jointly and unilaterally, in respect to other areas.”
The Philippines also contested the submission by Palau establishing the outer limits of its continental shelf that lies beyond 200 nautical miles. It said the baselines from which the breadth of the territorial sea of Palau is measured overlaps with the maritime jurisdiction of the Philippines.
While Palau recognized a “potential overlap” between its continental shelf with that of the Philippines, it stated that its submission is without prejudice to the question of delimitation of that area.


Indeed, through their objections, China and the Philippines want to link the question of scientific definition of the extended continental shelf with the territorial disputes over the islands in the South China Sea. In the Philippines case, the regime of Spratlys and Scarborough islands are not clear whether they have the own continental shelves under the UNCLOS 1982. In the Chinese case, the if the nine dotted line claim is dominant, in the South China Sea, the surrounded countries have even no own continental shelves until 200 nautical miles from their baselines and coasts. In consequence, China has no need to declare the outer limit of the continental shelf beyond 200 nautical miles from its “national boundary – nine dotted line”. In opposition, in both, the Join submission of Vietnam and Malaysia and the individual Vietnam’s submission, Vietnam and Malaysia have submitted their outer limit of the continental shelf from their main land without any mention about the islands in dispute. Their declarations are clear. They are two things different. The join and Vietnam individual submissions constitute legitimate undertakings in implementation of the obligations of States Parties to the UNCLOS 1982, which conform to the pertinent provisions of UNCLOS 1982 as well as the Rules of Procedure of the CLCS. The disputed islands remain subject of negotiations to find the long-lasting acceptable solution in conformity with the UNCLOS 1982.
Perspective after May 2009
The South China Sea is well-known due to the sovereignty disputes over the two strategically important archipelagos – the Paracels and the Spratlys. Claimant countries are all members of the UNCLOS 1982 and have obligation to implement article 76 of the UNCLOS 1982. The coastal States have right to make interpretation and application of it to find the outer limit of their continental shelf. However the legal value of outer limit of the continental shelf must be evaluated by the CLCS based on scientific data provided by claimed countries. Before the deadline of 13 May 2009, all concerned countries in the South China Sea have shown their attitudes to the issue of fixing the outer limit of extended continental shelf beyond 200 nautical miles in different levels. Vietnam and Malaysia pursue the policy to separate the submission of outer limit of extended continental shelf beyond 200 nautical miles from the sovereignty disputes over islands. They claim the extended continental shelf for their land territories only. It’s content of the join submission of Vietnam and Malaysia and the individual Vietnamese submission to the CLCS. Brunei seems to share the same view in making the preliminary information. Brunei Darussalam will make the submission to CLCS in convenient time. This submission of extended continental shelf beyond 200 nautical miles will be on the continuous natural prolongation from the territory of Brunei extending across the Dangerous Grounds (Spratlys Islands) to the edge of the deep ocean floor of the South China Sea Basin. The Philippine’s objection has a root from their hesitation on the regime of islands whether if they have own continental shelf or only territorial sea. The Chinese objection is based on the nine dotted line claim enclosing all waters and islands inside. The concerned countries have different views because of uncertainties in UNCLOS 1982 over the status of islands. Article 121 (3) states that “rocks which cannot sustain human habitation or economic life of their own shall not have an exclusive economic zone or continental shelf”. This uncertain provision has caused an active dilemma among researchers. Some consider that the features in the Spratlys archipelago cannot generate an EEZ or a continental shelf. Others suggest that some of the features in the Archipelago – which are above water at high tide – can generate more than just territorial waters.
Fixing the outer limit of the continental shelf beyond 200 nautical miles is a scientific matter. The task of the CLCS’s would be facilitated if Vietnam and Malaysia can persuade the concerned countries to have no objection to their submissions. However, even if there had been no objections – with the number of submissions to the CLCS – it would possible not be until 2035 before Vietnam’s individual submission and the joint submission by Malaysia and Vietnam would be considered by the CLCS, in the other words in 26 years time. The definition of outer limit of the continental shelf is not a solution for the islands disputes in the South China Sea. Firstly, by the nature, this task cannot prejudice to any land or maritime disputes. Secondly, the evaluation of reports demands a lot of time and patience of concerned parties.
However, as seen from another perspective, the submission to the CLCS and the objections can bring the claimant countries in the South China Sea to cooperate. First, they encourage the concerned states to follow the UNCLOS 1982 in fixing the outer limit of the continental shelf. Countries that have not yet finalised their submissions will push up their efforts to complete their work and make submissions to the CLCS. There can be new partial or final submissions or joint submissions as well as new objections. Through those activities, the concerned parties will generate more understanding about each other positions and policies, this can help clarify their positions and policies in regard to questions that are raised. The outer limit of continental shelf can be a subject to discussion in the existing forums like the Workshop on the Managing the disputes in the South China Sea, and also contribute to create new forums. Second, they encourage the parties to have serious discussions about the island status in the Article 121 (3) of UNCLOS 1982. Objectively, the islands in the South China Sea cannot compare with the land territory in generation of maritime zones under the international law of the sea. Those islands cannot be treated as Archipelagic States in drawing the archipelagic baseline. Whether if they will be given a specific status? That question requires concerned parties to have more effort and cooperation in finding a mutual agreement.
Third, the deadline of 13 May 2009 encourage the parties to clarify their claim limits. The tendency to fix the claim limit in accordance with UNCLOS’s scientific and neutral criteria is more clear. There are some efforts to prevent the influence of islands in disputes on the other field of activities under the UNCLOS 1982. Any claim of maritime zones based on the non-UNCLOS’s scientific and neutral criteria seem to be unacceptable. (It implies on the nine dotted claim based on the “historical ground” but it’s difficult to me to find the way to express. Can you help – NHT)
In conclusion, UNCLOS 1982 should serve as a common ground for all maritime activities. The disputes in the South China Sea are not an obstacle for conducting other obligations of coastal states in implementing UNCLOS 1982. The key to settle the disputes in the South China Sea is the building of trust and goodwill among concerned parties. Working together assures enhanced collaborations in managing and eventually settling the disputes. The claimant states should talk, listen to each other and work together on the basis of respect of equal and mutual interest and in accordance with international law in order to contribute to peace and security in the region.

Annex: Maps of the submissions (joint and individual) of Vietnam and Malaysia
Notes:
1. Permanent Mission of the People’s Republic of China to the United Nation, New York, Note CML18/2009, May 7, 2009 With reference to the Submission by the Socialist Republic of Vietnam dated of 7 May 2009 to the Commission on Limits of the Continental Shelf concerning the outer limit of continental shelf beyond 200 nautical miles .http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/chn_2009re_vnm.htm date of access 13 May 2009
2. Permanent Mission of the Socialist Republic of Vietnam to the United Nations, Note N. 86/HC-2009, New York 8 May 2009 with reference to the Note verbal CML/12/2009 of 13 April 2009, CML/17/2009 of 7 May 2009 and CML/18/2009 of 7 May 2009 addressed to the General Secretary of United Nations by the Permanent Mission of the People’s Republic of China to the United Nations http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/...files/.../vnm_re_chn_2009re_vnm.pdf date of access 13 May 2009
3. Permanent Mission of the Republic of Philippines to the United Nations, Note N. 000818, New York on August 4, 2009. With reference to the Submission by the Socialist Republic of Vietnam dated of 6 May 2009 to the Commission on Limits of the Continental Shelf concerning the outer limit of continental shelf beyond 200 nautical miles http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/clcs_37_2009_los_phl.htm date of access 13 May 2009

4. Permanent Mission of Malaysia to the United Nations, Note N. 41/09, New York on August 21, 2009. With reference to the Note Verbal N. 000819 dated August 4, 2009 from the Permanent Mission of the Republic of Philippines to the United Nations http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/mys_re_phl_2009re_mys_vnm_e.pd date of access 13 May 2009
5. Permanent Mission of the Socialist Republic of Vietnam to the United Nations, Note N. 240/HC-2009, New York 18 August 2009 with reference to the Note verbal N. 000818 and N. 000819 dated on 4 August 2009 and addressed to the General Secretary of United Nations by the Permanent Mission of the Republic of Philippines to the United Nations http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/vnm_re_phl_2009re_mys_vnm_e.pdf, date of access 13 May 2009.
6.

ĐƯỜNG LƯÕI BÒ TRONG BIỂN ĐÔNG – SỰ HOANG TƯỎNG THÁCH THỨC LUẬT PHÁP

ĐƯỜNG LƯÕI BÒ TRONG BIỂN ĐÔNG –
SỰ HOANG TƯỎNG THÁCH THỨC LUẬT PHÁP


Việt Long

Gần đây dư luận đang ngày càng quan tâm về về những hành động khó hiểu, phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Các hoạt động này rộ lên từ đầu năm 2009, bắt đầu từ vụ đụng độ tàu Mỹ và Trung Quốc ngày 8/3 trên Biển Đông, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc từ ngày 16/5/2009, tăng cường lực lượng tàu ngư chính xuống biển Đông, đề xuất của Hải quân Trung Quốc phân chia quyền kiểm soát Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ, tuyên bố của CNOOC ngày 16/6/2009 sẽ tiến hành khoan sâu thăm dò khai thác trong Biển Đông trong năm 2009. Nhưng gây quan ngại nhiều nhất chính là việc ngày 7/5/2009 Trung Quốc chính thức yêu cầu lưu truyền trong cộng đồng các nước thành viên Liên Hợp quốc bản đồ thể hiện đường đứt khúc 9 đoạn (hay còn gọi là đường chữ U, đường lưỡi bò) trên Biển Đông, yêu sách không chỉ các đảo, đá mà toàn bộ vùng biển trong đó. Trong năm 2010, Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm mịc tiêu hợp pháp hóa đường đứt khúc 9 đoạn này tại Biển Đông. Các tàu ngư chính liên tục được phái xuống phía Nam nhằm hỗ trợ cho các hoạt động tàu cá Trung Quốc.Tháng 6/2010, Trung Quốc thông qua Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020, tăng cường mở tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng đường không, đường thủy, đồng thời khuyến khích quyền đăng ký sử dụng các đảo không người ở. Các hành động này của Bắc Kinh đã làm các nước trong khu vực và thế giới lo ngại, đi ngược lại các cam kết của Trung Quốc thực hiện Tuyên bố ASEAN – Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, không phù hợp với luật pháp quốc tế.

1. Sự hình thành đường đứt khúc 9 đoạn và những giải thích khó hiểu

Cho đến ngày 7/5/2009 các chính quyền Trung Quốc đều làm lơ không giải thích gì về con đường chữ U trong Biển Đông. Theo các tác giả Trung Quốc, đường chữ U lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ các đảo trong biển Nam Trung Hoa –-The Location Map of the South China Sea Islands (Nanhai zhudao weizhi tu) do Fu Jiaojin, Wang Xiguang biên soạn và được Vụ địa lý của Bộ Nội vụ Trung Quốc xuất bản vào năm 1947. Một số người khác còn cố đẩy thời gian xuất xứ của con đường này xa hơn nhằm mục đích giải thích có lợi cho Trung Quốc. Họ cho rằng đường chữ U này do một người tên là Hu Jinjie vẽ từ năm 1914 và tháng 12 năm 1947, một viên chức của Cộng Hoà Trung Hoa tên là Bai Meichu vẽ lại đường này trong một atlas cá nhân để thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tin về việc Pháp chiếm đóng các đảo Trường Sa năm 1933. Tuy nhiên, các tác giải Trung Quốc cũng phải khách quan thừa nhận “không rõ khi vẽ đường này Bai Meichu có đủ hiểu biết và kiến thức về luật biển quốc tế đương đại hay không”. Daniel Schaeffer trong “Biển Đông: Những điều hoang tưởng và sự thật của đường lưỡi bò” và các nhà nghiên cứu nước ngoài khác cũng cho rằng bản đồ đường đứt khúc này xuất hiện trong một tập bản đồ tư nhân (chứ không phải của Nhà nước).
Đường đứt khúc gồm 11 đoạn vẽ bao gộp các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và bãi ngầm Trung Sa và có điểm giới hạn phía Nam là vĩ tuyến 40. Tuy nhiên năm 1953 đường 11 đoạn đã được điều chỉnh thành 9 đoạn, bỏ 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ, không rõ nguyên nhân. Trên thực tế đến nay không có bất kỳ một tài liệu nào cho biết toạ độ cũng như vị trí chính xác của đường lưỡi bò. Chính quyền Trung Quốc cũng chưa bao giờ đề cập đường lưỡi bò như là một ranh giới bất khả xâm phạm đối với chủ quyền Trung Quốc. mặc dù các bản đồ biển Nam Trung Hoa đều có thể hiện đường này. Chính vì vậy đã có nhiều bàn luận giải thích về ý nghĩa của đường này. Các học giả Trung Quốc đưa ra 3 cách giải thích:
1) Giáo sư Professor Gao Zhiguo, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho rằng đường này yêu sách sở hữu các đảo nằm bên trong hơn là một đường biên giới biển. Ông nhận xét: “nghiên cứu kỹ các tài liệu Trung Quốc cho thấy Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ cột nước của Biển Nam Trung Hoa mà chỉ các đảo và vùng nước xung quanh các đảo nằm trong đường này” .
2) Pan Shiying (Phan Thạch Anh) cho rằng con đường này đã tồn tại một nửa thế kỷ nay, không quốc gia nào phản đối và vì vậy đã tạo ra một danh nghĩa lịch sử cho Trung Quốc, là con đường biên giới quốc gia. Trung Quốc yêu sách chủ quyền không chỉ các đảo, đá của bốn quần đảo Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa (bãi ngầm Macclefield) và Nam Sa (Trường Sa) mà toàn bộ vùng nước trong đường chữ U đó. Theo ông, “Chính phủ Trung Quốc, thông qua việc ấn bản các bản đồ này muốn gửi ba thông điệp tới cộng đồng quốc tế:
1. Khu vực nằm trong đường biên giới này là các đảo, đá và các vùng nước kế cận của chúng đã thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong lịch sử.
2. Phù hợp với các công ước quốc tế, vị trí và hướng đi của con đường đứt khúc 11 đoạn này (sau thay bằng 9 đoạn) đã được vạch theo cách gần như là đường cách đều giữa rìa ngoài của bốn quần đảo trong biển Nam Trung Hoa với đường bờ biển của các quốc gia kế cận. Điều này đã và đang là hợp pháp vào thời gian đó của chiếm cứ, chiếm hữu và quản lý.
3. Thực tiễn sử dụng các đường đứt khúc hơn là một đường liên tục để đánh dấu một số các khu vực chủ chốt đã chỉ ra thực chất của việc “chưa dứt điểm”, để lại khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai”.
Nói cách khác vùng nước do con đường này bao bọc là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của Trung Quốc. Con đường này chỉ là hình thức, còn danh nghĩa lịch sử của Trung Quốc trên vùng biển này mới là nội dung.
3) Zou Keyuan cho rằng yêu sách của Trung Quốc không nên xem như yêu sách vùng nước lịch sử theo nghĩa truyền thống mà giống như một dạng yêu sách các quyền chủ quyền và quyền tài phán lịch sử chứ không phải là yêu sách chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Nói cách khác, đây là sự nguỵ biện liên hệ đường lưỡi bò với các khái niệm quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển hiện đại.

Rõ ràng nguồn gốc và ý nghĩa của đường lưỡi bò này hoàn toàn mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cũng không thống nhất được một giải thích hợp lý nào. Yann Huei Song còn cho rằng “không có cơ sở nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó”

Biển Đông (tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa) là một biển nửa kín được bao bọc bởi chín quốc gia và một vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philíppin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan, Cămpuchia, Xingapo và Đài Loan). Biển Đông rộng khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 30 lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông, Đường trục dài nhất của biển Đông kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, tính từ đường ranh giới phía Bắc (Phúc Kiến - Bắc Đài Loan) đến đường ranh giới phía Nam (Sumatra - Banka - Biliton - Borneo) dài khoảng 3.520 km. Nơi rộng nhất của biển Đông không quá 600 hải lý (khoảng gần 1.200 km). Đây là biển duy nhất trên thế giới có hai quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới là Inđônêxia và Philíppin. Ngoài ra biển Đông có hai quần đảo lớn nằm giữa biển là Hoàng Sa và Trường Sa và hai vịnh lớn ăn sâu vào đất liền là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Đây là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp, lúa nước. Tuy nhiên nhưng quan tâm chung này không tránh khỏi e ngại bởi cố gắng của Trung Quốc duy trì đường đứt khúc 9 đoạn (đường chữ U, đường lưỡi bò) trong Biển Đông yêu sách 80% diện tích biển Đông. Một con đường mà nguồn gốc, nội dung cò nhiều điểm chưa rõ rang và không phù hợp với luật quốc tế và luật biển quốc tế.


2. Luật pháp quốc tế và những phi lý của đường đứt khúc 9 đoạn

Với công hàm ngày 7/5/2009 có kèm bản đồ đường chữ U, có vẻ Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của đường lưỡi bò, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử”. Đường này sẽ được ngộ nhận là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam). Như vậy toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành ao hồ của Trung Quốc.
Theo luật pháp quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ vào tập quán và các phán quyết của Tòa án và Trọng tài quốc tế phải thỏa mãn ít nhất 2 điều kiện:
1. Tại đó quốc gia ven biển thực hiện một cách thực sự chủ quyền của mình một cách liên tục, hòa bình và lâu dài;
2. Có sự chấp nhận công khai hoặc sự im lặng không phản đối của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại vùng biển này.

Về điều kiện thứ nhất, Trung Quốc phải chứng minh được các chính quyền của họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông này một cách thực sự, liên tục và hòa bình trong thời gian dài. Điều này thật khó bởi vì:
- Các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294), Đại Minh Nhất thống chí (1461), Đại Thanh Nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”. Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc công ty Đông ấn - Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: “nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ . Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ. Về Trường Sa, cho tới tận năm 1932, công hàm ngày 29/9/1932 của Phái đoàn ngoại giao Trung Hoa Dân quốc tại Paris vẫn còn khẳng định các nhóm đảo “Amphitrite” (Lưỡi Liềm) và “Croissant” (An Vĩnh) của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) “tạo thành phần lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam”.
- Trung Quốc đã không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn ả Rập, ấn Độ, Malay, Việt, và vùng Vịnh trong vùng biển này , không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là “ao hồ Trung Quốc”. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. Ngược lại còn có những hành động thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1774: quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc.
- Đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc không phải là một con đường có tính ổn định và xác định. Từ 11 đoạn nó đã phải bỏ đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ vì quá vô lý. Tính chất không liên tục của đường này được các tác giả Trung Quốc giải thích để cho “những điều chỉnh cần thiết trong tương lai”. Một con đường như vậy rõ ràng không thể nào lại được coi là “biên giới quốc gia” theo luật pháp quốc tế. Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là tính ổn định và dứt khoát . Trong một xã hội có trật tự riêng, các đường biên giới là một trong số các thể chế ổn định nhất từ tất cả các thể chế . Vậy mà ở đây đến cả người Trung Quốc, tác giả của đường này còn chưa biết nó đi thế nào, thì sao có thể gọi đó là biên giới quốc gia được.
Về điều kiện thứ hai, Trung Quốc chưa bao giờ công bố chính thức yêu sách Biển Đông theo đường ranh giới gồm 9 đoạn không liền nhau này. Theo luật pháp quốc tế, các hành vi mà quốc gia thể hiện phải mang tính công khai ý chí thực thi chủ quyền trên lãnh thổ đó. Các hành vi này phải có tiếng vang như những hành vi bình thường của một quốc gia. Những hành vi bí mật không thể tạo nên cơ sở cho quyền lịch sử; ít nhất các quốc gia khác phải có cơ hội để biết được cái gì đang diễn ra . Các học giả Trung Quốc mặc nhận rằng con đường này tồn tại từ lâu mà không có quốc gia nào phản đối. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cho rằng một yêu sách phải được tuyên bố rõ ràng, không mập mờ, chính thức và được duy trì trong một thời gian dài đủ để quốc gia có ý kiến bất đồng phải đưa ra ý kiến chính thức của họ. Đường chữ U có nguồn gốc từ một bản đồ tư nhân, liệu có phải là cái để các quốc gia khác có ý kiến. Hơn nữa, việc các nước tham gia hội nghị San Francisco 1951 đã bác bỏ đề nghị của Liên Xô trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thực tế tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đòi hỏi của Philippines, Malaysia đối với hầu như toàn bộ hoặc một bộ phận của quần đảo Trường Sa cho thấy không thể nói đường ranh giới 9 đoạn trên Biển Đông mà Trung Quốc vạch ra đã được các nước khác công nhận. Trong các hội nghị quốc tế như Hội nghị kiềm chế các xung đột tiềm tàng trong Nam Trung Hoa tổ chức hàng năm theo sáng kiến của Indonesia, các đại biểu Trung Quốc luôn lảng tránh khi bị chất vấn về cơ sở pháp lý và lịch sử của con đường này, con đường yêu sách tới 80% vùng Biển Đông làm ao hồ của Trung Quốc, một yêu sách coi thường lịch sử và pháp luật, chà đạp lên truyền thống sử dụng biển của các dân tộc bên bờ Biển Đông như B.A.Hamzah đã nhận xét . Ted McDorman khẳng định lần đầu tiên Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách đường lưỡi bò của mình là tháng 5/2009 khi phản đối hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia . Ngay sau đó các quốc gia đã thể hiện lập trường của mình. Mỹ không công nhận bất kỳ vùng biển nào không gắn với đất liền và đảo. Indonexia cho lưu chuyển tại Liên hợp quốc ngày 8/7/2010 Công hàm không chấp nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc.
- Con đường đứt khúc 9 đoạn này mâu thuẫn ngay với quan điểm chính thức của Trung Quốc đã nêu trong Tuyên bố ngày 4/9/1958 về các vùng biển Trung Quốc:
“Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:
1. Bề rộng lãnh hải của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm lục địa và các đảo ven bờ, cũng như Đài Loan và các đảo phụ cận, Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa quần đảo và tất cả các đảo thuộc Trung Quốc được tách rời khỏi lục địa và các đảo ven bờ bởi biển cả”.

Rõ ràng Trung Quốc công nhận rằng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải các vùng nước lịch sử. Như vậy, chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thủy của Trung Quốc? Trong Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp của CHND Trung Hoa năm 1992, Trung Quốc cũng chỉ nêu đòi hỏi lãnh hải 12 hải lý xung quanh những vùng đất yêu sách chủ quyền và vùng tiếp giáp 12 hải lý dành cho thuế quan và các mục đích tương tự chứ không xác định “vùng nước lịch sử”. Ngày 15 tháng 6 năm 1996, Trung Quốc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và ban hành “Quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa). Quy định đường cơ sở của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản: đó là sự vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và cũng là sự vi phạm các quy định của luật biển quốc tế về vạch đường cơ sở. Nếu đặt vấn đề chủ quyền lãnh thổ sang một bên để chỉ xét về mặt kỹ thuật thì việc vạch đường cơ sở của Trung Quốc tại Hoàng Sa không tôn trọng tinh thần và nội dung của Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển. Hệ thống đường cơ sở thẳng ở đây nối liền các điểm nhô ra nhất của các đảo, các bãi nửa nổi nửa chìm ngoài cùng của quần đảo như Đá Bắc (Beijiao), Cồn Cát tây (Zhaoshudao), Đảo Bắc (Beidao), Đảo Nam (Nandao), Đảo Lincon (Dongdao), Đá Bông Bay (Langhuajiao). Các đoạn dài nhất là đoạn 3-4 (Lincon-Đá Bông Bay) 36,3 hải lý; đoạn 7-8 (Đá Bông Bay-Đá Triton) 75,8 hải lý; đoạn 14-15 (Đá Triton-Đá Bắc) 78,8 hải lý; đoạn 22-23 (Đá Bắc-Cồn Cát tây) 41,5 hải lý; đoạn 28-1 (Đảo Nam-Đảo Lincon) 28 hải lý. ở đây rõ ràng Trung Quốc đã áp dụng phương pháp vạch đường cơ sở quần đảo chỉ quy định cho các quốc gia quần đảo (Điều 47 của Công ước) để vạch đường cơ sở cho các quần đảo xa bờ. Điều 47 quy định: Quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá nửa nổi nửa chìm của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ số 1/1 và 9/1. Diện tích mà hệ đường cơ sở này của Trung Quốc bao lấy là một khu vực rộng 17.000 km2, trong khi tổng diện tích các đảo nổi của quần đảo Hoàng Sa là 10 km2. Ngoài ra, hầu hết các đá, bãi san hô mà Trung Quốc sử dụng ở đây đều không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có một đời sống kinh tế riêng. Các đảo này lại cách xa nhau quá 24 hải lý, không có lý do gì có thể nối các đoạn đường cơ sở như vậy. Do vậy bất kỳ một vùng biển nào mà Trung Quốc tuyên bố bao quanh vùng biển của các mỏm đá, bãi san hô này về mặt kỹ thuật đều trái với các quy định của Công ước 1982. Tuyên bố về đường cơ sở ngày 15/5/1996 của Trung Quốc áp dụng đối với cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cho thấy việc Trung Quốc yêu sách một vùng nội thủy nằm trong một vùng nước lịch sử có cùng chế độ nội thủy là một mâu thuẫn lớn trong lập trường của họ. Lập trường này của Trung Quốc cũng mâu thuẫn ngay với chính các tuyên bố của Trung Quốc về việc tàu chiến Mỹ đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Trung QUốc trong vụ ngày 8/3/2009. Chẳng lẽ cùng lúc Trung Quốc lại yêu sách một vùng biển với hai chế độ pháp lý khác nhau: quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế nằm trong vùng nước nội thủy có tính chất chủ quyền. Yêu sách này của Trung Quốc mâu thuẫn với chính lập trường của Trung Quốc khi phản đối hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa của Nhật Bản tháng 3/2009.
Trong lập luận của mình các học giả Trung Quốc đã viện dẫn một số trường hợp yêu sách vịnh lịch sử trong thực tiễn quốc tế như trường hợp yêu sách của Liên xôngày 20/7/1957 đối với Vịnh Pierre Đại yêu sách của Lybia ngày 11/10/1973 đối với Vịnh Sidra . Theo họ, các vấn đề này chứng tỏ rằng trong thực tiễn quốc tế luật về các vịnh lịch sử đã có một quy chế pháp lý riêng biệt và như vậy yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc là hợp pháp. Lập luận này quá đơn giản và chỉ viện dẫn được 15 trường hợp yêu sách quá đáng vùng vinh lịch sử và đều đã bị luật quốc tế phê phán. Các trường hợp này không đủ tạo nên một opinion juris (ý thức pháp luật) và một thực tiễn pháp lý không đổi nên chúng không bao giờ được luật quốc tế chấp nhận như một quy tắc tập quán. Vì vậy lập luận của các học giả Trung Quốc ngay từ đầu đã không có tính logic. Vùng nước nằm trong đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích Biển Đông mà Trung Quốc cho là “vùng nước lịch sử” là không thể chấp nhận. Luật quốc tế không hề biết đến một vùng nước lịch sử lớn đến như vậy. Yêu sách biến Biển Đông thành ao nhà của Trung QUốc là đi ngược lại với học thuyết các vùng nước lịch sử. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽ không chấp nhận một khoảng không gian rộng lớn như Biển Đông, Biển lớn nhất nhì thế giới nằm dưới quyền tài phán của một quốc gia khác.
- Quan điểm của Bắc Kinh và Đài Loan, bên đầu tiên đưa ra yêu sách đường chữ U cũng khác nhau. Ngày 30/12/1992, Viện Lập pháp Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã thông qua "Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Trung Hoa Dân Quốc". Luật này được ban hành trên cơ sở nguyên tắc "chủ quyền thực tế” bỏ đi điều khoản về "vùng nước lịch sử” (vùng nước trong đường chữ U). Ngày 2/1/1993, Viện Lập pháp Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) thông qua "Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp Trung Hoa Dân Quốc". Luật này quy định Lãnh hải Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) rộng 12 hải lý đồng thời quy định các điểm cơ sở để vạch đường cơ sở và ranh giới ngoài lãnh hải do Viện Hành chính quy định và công bố trong thời gian tới. Trong các đạo luật này, khác với Trung Quốc, Đài Loan đã không đề cập "tính chất lịch sử" của đường lưỡi bò mà họ đã từng yêu sách năm 1947. Họ chỉ yêu sách các đảo đá, bãi cạn nằm trong giới hạn đường chũ U nhưng không yêu sách vùng nước trong giới hạn đó. Có nhẽ họ thấy được phần nào tính chất phi lý của yêu sách này chăng?
- Đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc yêu sách này chạy sát bờ biển của các nước, có đoạn chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 – 100 km, trong khi Trường Sa cách bờ Việt Nam khoảng trên 200 hải lý. Đường này còn chạy sát bãi Shoal James (Tăng Mẫu) của Malaysia và đảo Natuna của Indonesia, quần đảo Philippines gây lo ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực. Vì vậy, thật khó có thể đồng ý với các học giả Trung Quốc, con đường này được vạch “theo cách gần như là đường cách đều giữa rìa ngoài của bốn quần đảo trong biển Nam Trung Hoa với đường bờ biển của các quốc gia kế cận, phù hợp với các công ước quốc tế”. Trước hết, các công ước quốc tế cũng như thực tế xét xử của các cơ quan tài phán quốc tế không trù định quyền ưu tiên của phương pháp đường cách đều trong phân định nhất là trong trường hợp có các danh nghĩa lịch sử. Trung Quốc khẳng định xây dựng yêu sách của mình trên cơ sở “danh nghĩa lịch sử”, đồng thời lại áp dụng phương pháp đường cách đều để phân định, phủ nhận danh nghĩa lịch sử đó. Thật là không nhất quán. Thứ hai, nếu vẽ đúng kỹ thuật, con đường này hoàn toàn không thể là con đường cách đều giữa các đảo nằm giữa Biển Đông với bờ biển của các nước xung quanh.Đó là chưa kể đến điều 121 của Công ước của LHQ về luật biển 1982 quy định rằng những đảo, đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì chỉ có lãnh hải rộng không quá 12 hải lý.

B.A. Hamzah, học giả Malaysia nhận xét một yêu sách phi lý như vậy không thể có một danh nghĩa gì, do đó sự không có danh nghĩa sẽ kéo theo sự không có quyền tài phán . Như vậy một khi nội dung đã không đúng, thì hình thức của vấn đề càng không hợp pháp. Chủ quyền không thể suy diễn, không thể dựa trên những dẫn chứng bâng quơ. Không một quốc gia (văn minh và tiến bộ) nào lại công nhận đường ranh giới 9 đoạn đứt khúc này, con đường không được xác định rõ cả về cơ sở pháp lý lẫn tọa độ địa lý, vì đây là sự vi phạm thô bạo chủ quyền lãnh thổ không chỉ của các nước liên quan mà còn là sự thách thức đối với quyền lợi hàng hải, hàng không…của cộng đồng quốc tế. Từ bao đời nay, các quốc gia trong khu vực vẫn tiến hành các hoạt động sử dụng biển một cách bình thường trong Biển Đông không có sự ngăn cản nào của Trung Quốc. Việc khăng khăng đòi hỏi đường chữ U như là một đường biên giới quốc gia trên biển và yêu sách hầu hết biển Đông cùng các đảo, đá trong đó như Daniel Schaeffer, nguyên Tuỳ viên quân sự Pháp tại Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, nhận xét, thực chất cố tình làm cho hầu hết người dân Trung Quốc và một số người khác hiểu rằng đây đơn giản là sự khẳng định đối với “việc đã rồi”, biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và 4 quần đảo trong đó là của Trung Quốc, và vì thế không việc gì phải bàn đi cãi lại.
Đường lưỡi bò này có thể còn tồn tại một thời gian dài do sự cố chấp của một số người còn có tư tưởng sovanh, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Tuy nhiên đối với những người Trung Quốc đang muốn đất nước mình là một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế, của Công ước về luật biển 1982 thì việc từ bỏ đường này sẽ khắc phục được tình trạng mập mờ cản trở thực tiễn, tạo niềm tin với các nước hữu quan, làm cho các cuộc đàm phán phân định biển trong khu vực trở nên khách quan hơn, thúc đẩy hợp tác và phát triển.
Một cách tự nhiên, biển Đông là nơi liên kết các nền văn minh kinh tế giữa các nước Đông Nam Á và giữa họ với phần lục địa phía Nam Trung Quốc. Với vị trí địa chính trị, cấu tạo tự nhiên và hoạt động kinh tế-xã hội liên kết giữa các quốc gia, Biển Đông là ngôi nhà chung của các nước trong khu vực và chứa đựng nhiều quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Biển Đông không thuộc hoàn toàn về một nước, không thuộc Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, hay Philippin, Brunei. Các vấn đề của Biển Đông cần được các nước trong khu vực, trên tinh thần cầu thị, tôn trọng chủ quyền và lợi ích của nhau, tuân thủ pháp luật quốc tế, cùng nhau tìm một giải pháp công bằng, mà các bên có thể chấp nhận